DANH NHÂN HỌ ĐỒNG

* Tiểu sử và cuộc đời của bác ĐỒNG SĨ BÌNH (22/9/1904-1932) .
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của bác BÌNH , anh ĐỒNG SĨ TIẾN đã gửi tư liệu này , kính mời bà con bấm vào link để xem.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_S%C4%A9_B%C3%ACnh



ĐỜI MỘT
THỦY TỔ
ĐỒNG SĨ ANH
Hiệu : Nguyên Ký.
Nhập vào sổ tịch xã Minh Hương, huyện Hương Trà , phủ Thừa Thiên .
Sinh năm , tháng , ngày nào phả cũ sao thất lạc , không biết đâu mà tra cứu .
Mất ngày : 28/7.
Làm nghề Y, năm Bảo Đại thứ 16 (1942) có sắc phong thần là “Dực bảo trung hưng linh phò chi thần”.
Mộ táng ở Cồn Cát , Phủ Cam , Ấp Trường Cải , Xã Phú Xuân . Tọa Mão , hướng Dậu , kiêm Ất Tân .
Bên trong vành uynh phụ tang một nấm nhỏ , bên ngoài vành uynh một khối nhỏ nữa , mặt trước giáp gần một con đường nhỏ nữa.
Năm Kỷ Mão (1879) đời Tự Đức , xây tường đá vôi quanh bốn mặt , bên trong vành uynh dựng bia đá (nguyên trước xây bằng đất). Đến nay đã được tu sửa nhiều lần, kể cả vùng mộ vô tự kế cận bên trái (12 nấm ) đền khang trang sạch sẽ.

Bà Thủy tổ : LÊ THỊ ẤN.
Mất ngày 1/11 .
Người xã Minh Hương , con gái ngài cựu thư Lê văn Lâu .
Từ ngày xây dựng xong từ đường hiệp kỵ vào ngày 28/7.
Mộ tang ở xung Lâu, ấp Thuận Hòa , xã Dương Xuân Thượng , tọa Dậu , hướng Mão , kiêm Ất , Tân Bên ngoài vành huynh hơi về phía bên phải , tòng táng một khỏanh 5 nấm nhỏ. Năm Bính Thân đời Thành Thái (1896).có dời 2 nấm nhỏ nguyên phụ tang ở mộ Thế tổ thứ 2 đến khoảnh bên phải vành huynh ấy, cộng là 7 nấm nhỏ .
Mộ bà hiện đã dời sang Ngũ Tây , xã Thủy An phía sau núi Ngự Bình.
Sinh hạ 1 con trai là ĐỒNG SĨ ĐÀN.

BÀ THỦY TỔ CÔ : Hữu vị vô danh.
(Cùng hàng với Ngài Thuỷ Tổ)
Bà sinh vào thời kỳ nào không rõ . Nghiên cứu tài liệu để lại cũng không thấy ghi về thương vong của Bà .
Vô danh vị ở đây là chưa hình thành chăng? Theo tục truyền lại : Vạn nhất không được quên nguồn gốc , xin lượt ghi. 

PHẦN 2 : DANH NHÂN HỌ ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Đời Nguyễn,
Đồng Sĩ Vịnh sinh ngày 26/12 Nhâm Thìn (15/2/1833), năm Minh Mạng thứ 13 trong một gia đình làm thuốc Đông Y gia truyền tại xã Mậu Tài,huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế.Do phải giúp gia đình bào chế thuốc,nên phải tranh thủ thời gian đọc sách vào ban đêm,nhiều khi không đủ dầu thắp,phải dùng hương thay thế.Được bà nội Hoàng Thị Thanh (đời 3) khuyến khích,động viên học tập.Khi mới 17 tuổi ,cụ đã trải qua 2 đại tang:cha mất ngày 29/12 Kỷ Dậu (10/2/1850) ,mẹ mất ngày 1/1 năm tiếp (12/2/1850.Nhưng vượt qua đau thương cụ tiếp tục dùi mài kinh sử thi đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 14,năm Tân Dậu (1861) .Năm sau thi Hội,cụ được phân điểm cao ,nhưng cảnh nhà không cho phép tiếp tục theo đường khoa cử.
Năm Tự Đức thứ 18,năm Ất Sửu (1865),cụ được sơ thọ làm Điển tịch,lãnh chức Kiểm soát thảo hội các,đồng thời bổ nhiệm Tri Phủ (không qua Tri huyện)Quảng Oai,tỉnh Sơn Tây ,Năm Đinh Mão (1867) ,được về kinh nhận chức Ngự sử,rồi Chưởng ấn Viện đô sát ,sau chuyển sang làm Viên ngoại lang Viện cơ mật.
Năm Canh Ngọ (1870),lãnh chức án sát sứ Ninh Bình,rồi thăng chức Bố chánh Hà Nội ,rồi tiếp chức Bố chánh Nam Định.
Năm Tự Đức 35 ,năm Nhâm Ngọ (1882),thành Nam Định thất thủ,bị cách chức ,triệu hồi về kinh,thu hồi hết các sắc phong tặng phụ mẫu trước đây.
Sang năm Ất Dậu (1885) vua Đồng Khánh lên ngôi ,được khôi phục hàm Hông lô tự khanh ,lãnh chức Sơn phòng Quảng Trị.Sau mấy tháng được đổi về gửi chức Kinh kì thủy sư hiệp lý tại Huế.Rồi giử chức Hộ lý tuần vũ Ninh Bình.
Năm Đồng Khánh thứ 2 (1886) ,được sung chức Thông bửu quản đốc (sở đúc tiền) ở Thanh Hóa.Sau đó về kinh được thăng thọ Quang lộc tự khanh ,nhận chức Sung biện các vụ (Đồng lý ngự tiền văn phòng)
Đến năm Đinh Hợi (1887) được thăng lần lượt Thị lang bộ lại ,rồi Thị lang bộ hình.Tham tri bộ lễ kiêm Sung biện các vụ và được phục tặng phụ mẫu.Trong thời gian hơn 10 năm làm việc tại Huế ,cụ đã cho xây dựng nhà thờ Họ Đồng Sĩ tại làng Mậu Tài.
Tháng 7 năm Thành Thái thứ 9,năm Đinh Dậu (1897) ,được giử chức Tham tri bộ lễ ,Chánh chủ khảo đứng đầu hội đồng giám khảo (9 người ) của khoa thi hương toàn miền Bắc tại tỉnh lỵ Nam Định.Sau khi chấm thi xong được thăng chức Tuần vũ Trị -Bình (Quảng Bình Quảng Trị)
Cụ mất khi đang tại chức ngày 2/12 Canh Tý (21/1/1901) năm Thành Thái thứ 12,được truy thăng Thượng thư (chánh nhị phẩm).Linh cửu được đặt trên 3 chiếc đò dọc kết lại,lát sàn ván,do hai chiếc thuyền kéo về nguyên quán (làng Mậu Tài) để an táng.Qua mỗi huyện lỵ đều dừng lại để quan chức sở tại viếng.
Năm Bảo Đại thứ 9 (1934) là năm Khánh niên (vì có đại lễ Nam Giao) được truy thọ Hiệp tá đại học sĩ .Được thăng nhất phẩm,nên:
-Cha,mẹ được phong Nhị phẩm là Phó đô ngự sử (đời 4).
-Ông,bà nội được phong tặng Tam phẩm đường quan (đời 3).
-Ông,bà cố được phong tặng Tứ phẩm đương quan(đời 2).
(Mỗi đời được 2 sắc phong).
Họ ta đã lập án thờ cụ tại Từ đường .Tại Nam Phổ cũng lập nhà thờ riêng cụ .Lăng cụ ở Châu Ê ,phường tứ Tây(xã An Cựu),có mộ chí,bia ghi lai tiểu sử.
Nhìn lại cuộc đời làm quan của cụ trong kinh hay ngoài khuyết đều là nhà nho uyên thâm,trung thành liêm khiết,có nhiều uy tín,tín nhiệm nên đã đảm nhận 2 lần hoặc 2 nơi khác nhau những chức vụ quan trọng như:
-Ngự tiền văn phòng.
-Bố chánh Hà Nội và Nam Định.
-Tuấn vũ Ninh Bình,rồi Trị-Bình.
Tham tri bộ lễ.
Ngoài ra cụ còn giử được những chức đặc biệt như;
-Chánh chủ khảo khoa thi hương toàn miền Bắc (văn)
-Kinh kỳ hiệp lý (võ).
-Giám đốc thông bửu (ngân hàng)


PHẦN 1: DANH NHÂN HỌ ĐỒNG Ở TRUNG QUỐC (ĐẾN ĐỜI MINH) (Dịch theo bản phả năm Bính Thân 1896) (Họ Đồng từ thời Chuyên Đế sinh ra: già Đồng (chữ Hán là lão Đồng,= ông già tên Đồng), rồi con cháu lấy tên cha làm họ (thị). Thông chí nói: lấy tên cha làm họ chỉ thấy từ thời nhà Chu , không biết thời Ngũ Đế có như vậy không). Đời Hán, Đồng Khôi người Cô Mạc. Lang Gia (nay thuộc tỉnh Sơn Đông ), cha là Trọng Ngọc mất sớm. Lúc thiếu thời. Khôi làm Thư lại ở châu quận được nhiều người ca tụng . Ở Thanh Châu cất nhắc người tài giỏi, được đưa sang làm quan Thái Thú Đan Dương . Đồng Dực em của Khôi, đỗ Hiếu liêm(1). Sau khi dẹp kẻ cầm đầu Tây Xương (có chính kiến khác), được cử chức Mậu tài không nhận mất ở nhà. Đời Đường, Đồng Tôn Thuyết ,người Nam Thành , mặt mũi khôi ngô (mi vũ tú chỉnh)làm giáo thụ Viên Châu ,có tác phẩm “Liễu văn âm chứ”, hiệu là “Nam tú tiên sinh”. Đời Tống, Đồng Đại Định , thiên thư tốt đẹp (túy mỹ ) thời vua Thiệu Hưng (1131-1163), năm Quý Hợi (1143) vào Thái học Tiến sỹ , được điều làm “Hán dương úy” rồi đổi làm “Tuyên giáo lang”nhận chức giáo thụ Huy châu ,chuyển lên Phụng nghi lang , làm Thông quán quân sự ở Tỉnh Châu. Đồng Thạc , thời vua Hàm Thuần (1265-1275) năm thứ hai (1266) làm tri huyện Giang Hoa ,từ bỏ tệ phao tin nhảm , miễn sách nhiễu , được thời là “danh hoạn” (quan có tiếng). Đồng Bá Vũ , người Âu Ninh , yêu thi thơ ,suy tôn Chu Hối Ông làm thầy ,không thích làm quan ,được gọi là “Kính nghĩa tiên sinh”. Đồng Anh ,được thăng chức “Thái thường bác sĩ”,sung chức “Tập hiền biện lý”. Đồng Dự , người Song Lưu , thông thạo Kinh học , càng giỏi về Kinh Dịch ,trên giao chức Châu trợ giáo không nhận ,thời vua Gia Hựu (1056-1064) được tặng danh hiệu “Xung thoái xứ sĩ”. Đồng Mông , người Nam Thành , nhà nghèo tập hợp trẻ nhỏ dạy học để tự cấp.Lớn lên rất đẹp trai , con gái hàng xóm rất hâm mộ .Một cô đẩy cửa vào nhà ,Mông ra sức chống cự , người con gái không chịu đi ,(Mông ) mượn cớ ấy dọn nhà đi nơi khác . Về sau đỗ Tiến sỹ dưới thời vua Chính Hòa (1111-1118) làm quan đến chức “Thừa nghị lang” ở Kỳ Châu (Hồ Bắc ). Đồng Thục , người thọ xương , cao 8 thước , mặt như ngọc tía , mắt đỏ , râu hùm ,có sức mạnh dương cung lớn , có công được thăng chức Điện tiền tướng quân ,nhận chức An phủ sứ Giang Đông , khi mất được tặng chức Thái úy . Đồng Sâm , người Âu Ninh (thọ 103 tuổi), lấy trung hiếu dạy con cháu . Con là Khuê , đỗ tiến sỹ làm Thừa trung lang , chủ bạ huyện Thanh Viễn . Đời Minh , Đồng Thừa Tự , người Ô Dương, 20 tuổi đã nỗi danh văn chương . Đỗ Tiến sỹ thời Chánh Đức (1506-1522) khoa Tân tỵ (1521) được tuyển làm “Thứ các sỹ”,nhận việc biên tập , được tiến cử vào “Quốc tử tư nghiệp” lấy thực học dạy học trò ,có thành tích,hay làm thơ , giỏi thơ Đường . Đồng Triều , người Từ Khuê ,tỉnh Triết Giang ,dưới thời vua Thành Hóa (1465-1488) làm tri phủ Cửu Giang . Đồng Hiên người huyện Bà Dương dưới thời Cảnh Thái (1450-1457) đỗ Tiến sỹ năm Tân mùi (1451)làm cấp sự trong khoa Lại ở Nam Kinh , sau thăng chức Thái thường tự khanh , Hữu phó đô ngự sử Hữu thị lang bộ Lại, tiến lên Thượng thư bộ Lễ , mất ở nhà. Đồng Tự , người Âu Ninh ,có hiếu , rất ham học , sách không rời tay , dưới thời Vĩnh Lạc (1403-1425) do hiếu thảo , liêm khiết được tiến cử lên kinh đô nhưng dâng sứ là có mẹ già , xin về phụng dưỡng , suốt đời không làm quan (có tác phẩm “Lâm thanh tạp văn phòng tuyển toái” gồm 10 quyển). Đồng Thuyên , người Thuần An , dưới thời Hồng Vũ (1368-1399)đỗ Tiến sỹ , sau thăng chức Phó Sứ Ty án sát tỉnh Phúc Kiến. Đồng Chân , người Nhân Hòa dưới thời Vĩnh Lạc (1403-1425) làm Ngự sử , Tuần án Tứ Xuyên ,làm quan đến chức Phó sứ . Đồng Dần , người Tùy Châu , đỗ tiến sỹ thời Vĩnh Lạc (1403-1425), làm giám sát ngự sử , tuần phủ Tô Châu ,Tùng Châu và các quận Điền Nam, Liêu Đông . Đồng Hán Thần người Tiền Đường từ tri huyện Ngụy Huyện thăng Tuần án Sơn Tây , cuối cùng là Phó sứ Giang Tây . Đồng Thời Minh , người Thuần An ,tỉnh Triết Giang ,dưới thời Vạn Lịch (1577-1620)làm huyện doãn Vinh Thuần , hễ có gì không lợi cho dân đều phế bỏ ,dân khắp trong huyện xin thờ làm Danh hoạn . Đồng Nguyên Trấn ,người Hữu Nha ,Quế lâm ,dưới thời Vạn Lịch làm chỉ huy sứ ,thăng Đô đốc thiêm sự ,làm quan Tổng binh Quảng Tây ,sau về trí sĩ Quảng Đông . Càn long năm thứ 58 ,ngày tốt ,thượng tuần tháng xuân năm Quý Sửu (1793) Ngũ giang Tiêu trí Hán Vân trạch thị thư. ____________________________________________________________________________________ Chú thích: (1)Khoa “Hiếu liêm”chọn người có hiếu ra làm quan. Thời Hán ,đức hiếu được đề cao ,tư tưởng chủ yếu để trị nước là đạo hiếu (dĩ hiếu trị thiên hạ ).Các húy hiệu của Hoàng đế đều thêm chữ hiếu ở trước như hiếu cao, hiếu huệ ,hiếu văn , hiếu võ… Chế độ tuyển chọn nhận tài thời Hán có hai loại khoa là: “hiếu tử” ,chọn người có hiếu ,và “liêm lại” chọn cử quan lại “thanh liêm” .Về sau hai khoa này hợp lại thành một gọi là “Hiếu liêm” .Hán vũ đề ra quy định việc chọn Hiếu liêm hang năm theo số dân ,ra những chiếu lệnh rất nghiêm khắc: “Không tiến cử người hiếu là bất kính , không cử liêm là không làm tròn nhiệm vụ ,kẻ đó phải bãi bỏ”(Hán thư Vũ đế kỹ). Như vậy từ thời Hán liêm đã vượt qua cả khoa Hiền lương văn học là khoa chọn những người thông hiểu kinh điển nho nha và văn chương của bài đối sách trong kỳ sát hạch . Kẻ sĩ đời Hán được trọng dụng , làm quan chủ yếu là những người quan sát cử hiếu liêm .Sử nhà Hán cho biết vua quan thời đó thấm nhuần quan niệm :Hiếu đứng đầu trăm hạnh , đầu mối của các điều thiện và họ tinh tưởng sâu sắc vào việc tìm trung thần ở các nhà có con hiếu (Bách hạnh chi quán chung thiện chi thủy , tầm trung thần tất vu hiếu tử chi môn –Hậu Hán thư).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét